TheềnTrungmưalũphứctạptrongngàytớcá độ bóng đáo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,hôm nay 14.11, từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông; riêng khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to.
Lượng mưa tính từ 7 giờ đến 15 giờ ngày 14.11 có nơi trên 150 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) 343,8 mm, Hòa Ninh (Đà Nẵng) 208,2 mm, Quế Long (Quảng Nam) 179,4 mm...
Từ đêm nay đến ngày 16.11, ở khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, có nơi trên 600 mm. Tại Bình Định có mưa to đến rất to và giông với lượng mưa phổ biến từ 150 - 250 mm, có nơi trên 400 mm. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 300 mm.
Từ đêm 15 - 16.11, khu vực nam Nghệ An đến Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.
Ngoài ra, từ nay đến 16.11, ở phía đông khu vực Tây nguyên có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông với lượng mưa từ 50 - 80 mm, có nơi trên 100 mm.
Từ đêm 16 - 17.11, từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 150 mm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi ở cấp 2.
Theo các chuyên gia khí tượng, đợt mưa ở miền Trung có diễn biến khá phức tạp. Trong 2 ngày tới, mưa được dự báo sẽ ít đi nhưng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ mưa to cộng với nước thượng nguồn dồn về, mực nước các sông lên cao nên khả năng xảy ra lũ, lụt sâu.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân tại nơi sơ tán và khu vực bị ngập lụt kéo dài; kiểm soát, hướng dẫn giao thông, tổ chức lực lượng canh gác và cắm biển cảnh báo tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, nguy cơ cao sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông nếu không bảo đảm an toàn; triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương, giáo viên, học sinh tại các khu vực xảy ra ngập lụt.
Chủ động xử lý các khu vực sạt lở gây ách tắc giao thông để đảm bảo thông tuyến và dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau khi nước rút; vận hành đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra...