Chiều 3.11,ỉtrìnhQuốchộithôngquakhiluậtĐấtđaiđảmbảochấtlượsoi keo ca cuoc phát biểu kết thúc ngày thảo luận về dự án luật Đất đai sửa đổi, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết đã có tổng cộng 49 đại biểu phát biểu, 16 đại biểu tranh luận, 72 đại biểu đăng ký nhưng chưa phát biểu do hết thời gian. Ông Hải đề nghị các đại biểu chưa phát biểu gửi ý kiến bằng văn bản đến ban thư ký để tổng hợp.
Theo đánh giá của Phó chủ tịch Quốc hội, so với kỳ họp thứ 5, dự thảo luật Đất đai sửa đổi lần này đã hoàn thiện, bổ sung nhiều nội dung, vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, dự thảo vẫn còn nhiều chính sách chưa thể thiết kế phương án tối ưu, nhiều nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Quá trình thảo luận, các đại biểu thống nhất với nhau nhiều nội dung nhưng cũng tham gia nhiều ý kiến cụ thể. Đối với các vấn đề được trình Quốc hội 2 phương án, nhiều đại biểu đã tập trung thảo luận, thể hiện chính kiến, đề xuất phương án hợp lý hơn. Đây là cơ sở để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét phương án khả thi nhất.
Vẫn theo Phó chủ tịch Quốc hội, qua thảo luận, một số ý kiến đại biểu cho rằng dự thảo luật Đất đai sửa đổi còn chưa đảm bảo chất lượng để thông qua tại kỳ họp này và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng, thận trọng. Một số đại biểu đề nghị tập trung hơn nữa để thông qua luật tại kỳ họp này.
Ông Hải cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan liên quan tiếp thu để chỉnh lý, báo cáo giải trình.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp giữa 2 đợt họp để cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá nhiều mặt để báo cáo Quốc hội, chỉ trình Quốc hội thông qua khi dự án luật Đất đai sửa đổi đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và khả thi.
Nếu chưa thống nhất thì cân nhắc để tới kỳ họp sau
Trước đó, trong quá trình thảo luận, bên cạnh việc đưa ra ý kiến về nội dung dự thảo luật Đất đai sửa đổi, một số đại biểu cũng băn khoăn về thời điểm thông qua dự án luật này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nói "có rất nhiều nội dung muốn trao đổi nhưng thời gian ngắn quá". Ông Hòa nhận định, luật Đất đai là luật rất quan trọng nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau, đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhiều phương án.
Để thảo luận được nhuần nhuyễn và tập trung thống nhất, ông Hòa đề xuất nên có hội nghị họp bất thường của Quốc hội để tiếp tục thảo luận về dự án luật Đất đai sửa đổi, nhằm đạt hiệu quả cao, khi luật ban hành sẽ đi vào cuộc sống của người dân và người dân đồng tình.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) khẳng định đây là "một đạo luật hết sức quan trọng, cho nên cần phải hết sức cẩn trọng". Ông đề nghị nếu phiên thảo luận ngày hôm nay chưa thống nhất nhiều vấn đề phức tạp thì cân nhắc để tiếp tục nghiên cứu ở kỳ họp sau.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho rằng, với việc dự thảo luật có nhiều phương án trình ra Quốc hội và nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, cần phải rất thận trọng. "Nếu như chúng ta sửa đổi không nghiên cứu một cách thấu đáo sẽ dẫn đến những vướng mắc khác sau khi luật có hiệu lực", ông nói.