PHỤ HUYNH MỎI MÒN CHỜ NHẬN LẠI HỌC PHÍ
Chị Lê Thị Bảo Trân (H.Hóc Môn,ậmcấpbùhọcphíhàngtỉđồngchohọcsinhnghềsex mature TP.HCM) quyết định cho con học ngành chăm sóc sắc đẹp Trường CĐ Viễn Đông vì được miễn học phí (HP) theo chính sách của nhà nước dành cho người tốt nghiệp THCS đi học trung cấp. Thế nhưng đến nay, con thì đã ra trường mà chị vẫn chưa được nhận lại tiền HP cấp bù năm thứ hai, khoảng 10 triệu đồng.
Theo quy định, các phòng LĐ-TB-XH sẽ chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm HP cho học sinh (HS) tốt nghiệp THCS học trung cấp.
Chị Trân kể: "Tôi đã làm hồ sơ, rồi bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, đi lại mấy lần nhưng lần nào đến cũng được phòng LĐ-TB-XH huyện trả lời là chờ huyện giải ngân, rồi lại hẹn sắp có, song đến nay là hơn 1 năm rồi giờ vẫn chưa có".
Tương tự, chị Lê Thị Ba (Q.12, TP.HCM) và rất nhiều phụ huynh khác tại quận này cũng đang mòn mỏi chờ đợi số tiền học phí cấp bù, mỗi HS gần 10 triệu đồng từ Phòng LĐ-TB-XH Q.12. Mới đây, do chờ đợi quá lâu nên chị Ba cùng một nhóm phụ huynh đã cùng lên Phòng LĐ-TB-XH Q.12 để hỏi thì được trả lời là ngân sách chưa về.
Là người trực tiếp phụ trách vấn đề hoàn thiện hồ sơ cho HS đến các phòng LĐ-TB-XH địa phương nhận lại tiền HP, thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho hay: "Kể từ tháng 10.2021, Nghị định 81 có hiệu lực thay thế Nghị định 86 trước đó, quyền chủ động được giao cho các địa phương, thì việc cấp bù HP cho HS chậm trễ hơn rất nhiều. Trường đã hoàn thiện hồ sơ cho khoảng 400 em từ đầu năm học 2021 - 2022 nhưng mãi đến tháng 3.2023 vừa rồi phòng LĐ-TB-XH quận mới tiếp nhận hồ sơ và đến nay mới giải quyết xong khoảng 100 hồ sơ. Còn 300 em vẫn phải chờ, tổng số tiền cũng khoảng gần 3 tỉ đồng".
HS của nhiều trường khác như Trung cấp Bách khoa TP.HCM, Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, Trung cấp Nguyễn Tất Thành... cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự trong việc nhận lại tiền cấp bù HP theo Nghị định 81. Nhiều HS đã tốt nghiệp nhưng vẫn phải mang nợ vì trước đó vay tiền đi học, đến nay vẫn chưa được nhận lại tiền.
TRƯỜNG CÔNG CŨNG BỊ CHẬM TRỄ
Đối với trường CĐ, trung cấp công lập, HS không phải đóng trước HP mà trường sẽ lập danh sách, chuẩn bị hồ sơ theo quy định gửi lên cơ quan quản lý trực tiếp, nhà nước sẽ cấp kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hằng năm.
Thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho biết: "Trường trực thuộc Bộ Xây dựng nên việc cấp bù HP cho HS tốt nghiệp THCS đi học nghề tại trường là do Bộ Xây dựng cấp hằng năm. Tuy nhiên, năm nào trường cũng không được nhận đủ kinh phí dù hồ sơ đã đầy đủ. Năm 2021 kinh phí cấp cho trường thiếu 4 tỉ đồng, năm 2022 thiếu 5 tỉ đồng và năm nay đúng ra trường được cấp 12,3 tỉ nhưng đến nay mới chỉ nhận được 4,8 tỉ, còn thiếu 7,5 tỉ đồng".
Theo thạc sĩ Cường, ngân sách này là Bộ cấp hằng năm, nên chỉ những HS đang theo học tại trường mới được nhận. Nếu như cấp thiếu thì qua năm tiếp theo, khi một lượng HS ra trường coi như trường sẽ bị mất luôn khoản kinh phí đó.
ẢNH HƯỞNG TỚI TUYỂN SINH
Tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ TP.HCM, nhận định nhà nước đã có chính sách khuyến khích HS tốt nghiệp THCS đi học nghề bằng cách miễn giảm HP thì các địa phương nên thực hiện đồng bộ và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.
"Thế nhưng HS trường công lập trực thuộc doanh nghiệp như CĐ Công nghệ TP.HCM hay trường ngoài công lập phải về các phòng LĐ-TB-XH địa phương để nhận lại HP đang gặp rất nhiều khó khăn, thủ tục thì rắc rối", tiến sĩ Vân cho hay.
Ở góc độ khác, thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu cho rằng thủ tục cấp bù HP tại các địa phương quá nhiêu khê và phải chờ đợi lâu nên khá nhiều HS đã nghỉ học giữa chừng.
"Do thấy đa số HS đi học nghề đều có hoàn cảnh khó khăn nên ban đầu trường hỗ trợ bằng cách chỉ thu trước 50% HP, nhưng tiền cấp bù chậm trễ khiến trường "gồng" không được nữa, phải thu 100%. Việc thực hiện chậm trễ chính sách nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp tới phụ huynh, HS và tới hoạt động đào tạo, hoạt động tuyển sinh của các trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập", thạc sĩ Thu nói.
Từ những tồn tại này, ông Trần Thành Đức, Hiệu trưởng Trường trung cấp Quốc tế Khôi Việt, đề xuất nhà nước nên có cơ chế phân bổ kinh phí trên đầu người học. "Tất cả các trường dù công lập hay ngoài công lập chỉ cần lập danh sách gửi cơ quan thẩm quyền thẩm định là được nhận kinh phí. Lúc đó tiền sẽ được cấp thẳng về trường và HS, phụ huynh sẽ không cần mất công đến tận phòng LĐ-TB-XH để nộp hồ sơ và chờ đợi nữa. Có như vậy chính sách thu hút HS tốt nghiệp THCS đi học nghề mới đạt hiệu quả", ông Đức nhận định.